Bộ Giao thông vận tải vừa có Văn bản số 15225/BGTVT-KHĐT gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trả lời kiến nghị về một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải, trong đó thông tin về quy hoạch các nhà ga tại tỉnh Bình Dương và đầu tư tuyến đường sắt Bình Dương kết nối với Tây Ninh.
Nghiên cứu đầu tư đường sắt Bàu Bàng – Mộc Bài
Về việc mở rộng quy hoạch cho tuyến đường sắt Bàu Bàng – Mộc Bài, Bộ Giao thông vận tải thông báo rằng mạng lưới đường sắt quốc gia trong giai đoạn 2021 – 2030 và định hình đến năm 2050 sẽ được xây dựng dựa trên các hành lang kinh tế quan trọng, có tính chất liên vùng và kết nối quốc tế.
Theo Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tại mục III, khoản 3, đã xác định rằng cơ quan chủ trì sẽ tổ chức lập quy hoạch vùng và tỉnh dựa trên quy hoạch mạng lưới đường sắt được phê duyệt. Mục tiêu là quy hoạch các tuyến đường sắt kết nối các điểm vận tải chủ chốt như cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa, các khu kinh tế và khu du lịch để đáp ứng nhu cầu vận tải và khả năng đầu tư của địa phương.
Bộ Giao thông vận tải ủng hộ tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh trong việc xem xét nhu cầu vận tải để bổ sung quy hoạch tuyến đường sắt Bàu Bàng – Mộc Bài có chiều dài khoảng 57 km vào kế hoạch tỉnh và khu vực Đông Nam Bộ. Điều này sẽ tạo cơ sở quản lý quỹ đất và khuyến khích sự chủ động trong việc huy động nguồn lực đầu tư cho tuyến đường sắt nói trên.
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và giao thương, trung chuyển hàng hoá và dịch vụ, cũng như là điểm kết nối quan trọng với Vương quốc Campuchia và Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). Với vị trí chiến lược về quốc phòng và an ninh, khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài có đủ tiềm năng để phát triển theo mô hình công nghiệp – đô thị – dịch vụ hiện đại, xanh, bền vững, và trở thành điểm kết nối quan trọng cho sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.
Vì vậy nếu dụ án này hoàn thành,sẽ tạo điểm đột phá cho Tây Ninh và Bình Dương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế công nghiệp – đô thị – logistics, lan tỏa phát triển giữa 2 khu vực kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và thủ phủ công nghiệp Bàu Bàng.
Bàu Bàng đẩy mạnh đầu tư hạ tầng
Hiện tại tỉnh Bình Dương đang triển khai nhiều dự án với mục tiêu hệ thống giao thông phải đi trước dẫn đường cho phát triển kinh tế – xã hội. Có thể kể đến như vành đai 3, vành đai 4, đường ven sông Sài Gòn, Cảng sông An Tây,… Đáng chú ý khu vực Bàu Bàng đang nhận được nhiều sự quan tâm với dự án đường sắt đô thị Suối Tiên – Thủ Dầu Một – Bàu Bàng làm trục liên kết phát triển trục đô thị công nghiệp – dịch vụ, đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng dự kiến sẽ hoàn sắp tới. Khi toàn tuyến đi vào hoạt động vào năm 2024 sẽ kết nối các tuyến giao thông chính như: ĐT746, ĐT741, ĐT750, ĐH502. Ngoài ra, theo đề xuất Bộ Giao thông – Vận tải, tuyến đường này sẽ kết nối đường Bình Phước để liên thông Vành đai 4 đi cảng Cái Mép Thị Vải và sân bay quốc tế Long Thành.
Cùng với Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên tạo thành vùng phát triển mở rộng phía Bắc, Bàu Bàng sẽ là trở thành đô thị trọng điểm cấp vùng, đầu mối hỗ trợ về dịch vụ – công nghiệp hiện đại, khoa học công nghệ cho các vùng kinh tế, phát triển không gian đô thị công nghiệp tập trung vào các hành lang: Bắc Nam gắn với trục đường Bàu Bàng – Mỹ Phước – Tân Vạn; các tuyến giao thông hỗ trợ mới và hành lang Đông Tây hai bên tuyến đường Vành đai 4.
Với quy hoạch diện tích KCN tăng mạnh, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao, Bàu Bàng đang trở thành “điểm nóng” công nghiệp tại Bình Dương. Về lâu dài, khu vực này hứa hẹn sẽ trở thành những khu, cụm công nghiệp tiên phong qua đó góp phần mở ra cơ thuận lợi cho các ngành sản xuất kinh doanh, xây dựng, bất động sản trong khu vực phát triển.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của Bàu Bàng, dòng vốn đầu tư đang đổ mạnh vào địa phương này kéo theo dân cư tập trung đông, hoạt động kinh doanh mua bán sầm uất. Các khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng tạo điều kiện thuận lợi để thị trường bất động sản nơi đây phát triển. Chính điều này đã thu hút đông đảo lao động đổ dồn về huyện Bàu Bàng sinh sống và làm việc. Và khi dân cư đông lên thì chính họ sẽ là nguồn khách hàng tiềm năng cho các dự án bất động sản Bàu Bàng. Qua đó, có thể thấy thị trường bất động sản tại huyện Bàu Bàng đang sắp bùng nổ và có giá trị về nhà đất cực kỳ cao.
Ngoài ra Bàu Bàng đang sở hữu lợi thế là thị trường còn mới mẻ, giá khá mềm đồng thời sở hữu quỹ đất rộng, thích hợp phát triển nhiều dòng sản phẩm như biệt thự, nhà phố, khu sinh thái, đất nền mà tại trung tâm thành phố khó thực hiện. Sản phẩm đa dạng, mức vốn đầu tư thấp, khách hàng dễ dàng tìm được sản phẩm phù hợp với tài chính và mục đích đầu tư. Cùng với những chính sách và định hướng phát triển của Bàu Bàng trong tương lai, đây thực sự là một thị trường đầy tiềm năng mà các nhà đầu tư không nên bỏ qua.